Nhớ đường muỗng
(QNO) - Quảng Ngãi là xứ sở của mía đường. Trồng mía và chế biến đường từ mía là một bộ phận quan trọng của nghề nông, gắn kết với tiểu thủ công nghiệp.
< Đường ăn với cơm dừa và bánh tráng nướng- một món quà quê của người Quảng Ngãi.
Đường muỗng là loại đường được cô đặc từ nước ép ra từ cây mía (gọi là nấu đường) và cho kết tủa trong các muỗng (hay muống) bằng đất nung hình chõ. Người địa phương có thói quen nhắc đến những loại đường muỗng gắn liền với địa điểm sản xuất như đường Suối Bùn (xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành), đường Bình Mỹ (Bình Sơn), đường Trà Bình (Trà Bồng), đường Thọ Lộc (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh...).
< Bộ che ép mía.
Để nấu đường, việc đầu tiên là ép mía cây lấy nước. Cây mía được bóc sạch lá khô, bỏ ngọn, đưa vào che ép lấy nước, bã đem phơi khô để làm chất đốt. Che là dụng cụ chủ lực của nghề làm đường, gồm 3 trục quay bằng gỗ, gọi là ống che hoặc ống hàn, có tên lần lượt là che trống, che mái và che xác.
Ống che khi hoạt động thì quay tròn nhờ sức kéo trâu bò, thông qua một ách cái tác động trực tiếp vào ống che trống (theo nguyên tắc đòn bẩy), truyền lực qua các “bông” làm quay che cái cà che xác, ép cây mía để lấy nước.
< Thợ nấu đường.
Dulichgo
Nước mía gọi là chè, đem cho vào chảo gang để nấu. Quá trình cô đặc nước mía thành đường sacaroza trên chảo gang gọi là “thắng đường”, với các công đoạn nấu, lọc và sử dụng các chất phụ gia (dầu phụng, vôi hàu) để kích thích sự kết tủa của tinh thể đường: Anh thương em đừng để ai biểu, ai bày/ Thâm thâm, dìu dịu mỗi ngày mỗi thương/ Nước mía trong, họ nấu lọc thành đường/ Anh thương em, anh biết chớ thói thường biết đâu.
Nước mía khi đã cô thành đường trên chảo thì được đưa ra muỗng, để nguội. Đem muỗng đường về nhà đặt lên một cái “ui” để rút mật. Muốn cho mật ra sạch, đường trắng, người ta đổ một lớp bùn non lên mặt đường (có khi là thân chuối giã dập) để phần nước trong bùn hoặc chuối đẩy mật thoát ra khỏi khối đường.
Khi đã rút hết mật (khoảng 7 - 10 ngày) thì cho đường ra khỏi muỗng, đem phơi. Do quá trình “lấy mật”, đường trên mặt muỗng trắng hơn, người ta gọi là đường mặt hay đường bạch, phần đít muỗng còn chứa nhiều mật, gọi là đường đen hay đường đít.
Dulichgo
Đường muỗng vừa để ăn, vừa là nguyên liệu chính của một số nghề sản xuất đường kẹo đặc sản như đường phèn, đường phổi khá nổi tiếng ở Quảng Ngãi. Cũng trong quá trình chế biến đường muỗng, người thợ khéo tay đã làm ra nhiều phụ phẩm thơm ngon, trở thành món quà quê đầy ý vị như: Đường chài, đường tộ, khoai lang ngào đường, đường trải hạt mè… để “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi lên xuống ngựa xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ tộ đường non”.
Theo Lê Hồng Khánh (Quảng Ngãi online)
Du lịch, GO!
< Đường ăn với cơm dừa và bánh tráng nướng- một món quà quê của người Quảng Ngãi.
Đường muỗng là loại đường được cô đặc từ nước ép ra từ cây mía (gọi là nấu đường) và cho kết tủa trong các muỗng (hay muống) bằng đất nung hình chõ. Người địa phương có thói quen nhắc đến những loại đường muỗng gắn liền với địa điểm sản xuất như đường Suối Bùn (xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành), đường Bình Mỹ (Bình Sơn), đường Trà Bình (Trà Bồng), đường Thọ Lộc (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh...).
< Bộ che ép mía.
Để nấu đường, việc đầu tiên là ép mía cây lấy nước. Cây mía được bóc sạch lá khô, bỏ ngọn, đưa vào che ép lấy nước, bã đem phơi khô để làm chất đốt. Che là dụng cụ chủ lực của nghề làm đường, gồm 3 trục quay bằng gỗ, gọi là ống che hoặc ống hàn, có tên lần lượt là che trống, che mái và che xác.
Ống che khi hoạt động thì quay tròn nhờ sức kéo trâu bò, thông qua một ách cái tác động trực tiếp vào ống che trống (theo nguyên tắc đòn bẩy), truyền lực qua các “bông” làm quay che cái cà che xác, ép cây mía để lấy nước.
< Thợ nấu đường.
Dulichgo
Nước mía gọi là chè, đem cho vào chảo gang để nấu. Quá trình cô đặc nước mía thành đường sacaroza trên chảo gang gọi là “thắng đường”, với các công đoạn nấu, lọc và sử dụng các chất phụ gia (dầu phụng, vôi hàu) để kích thích sự kết tủa của tinh thể đường: Anh thương em đừng để ai biểu, ai bày/ Thâm thâm, dìu dịu mỗi ngày mỗi thương/ Nước mía trong, họ nấu lọc thành đường/ Anh thương em, anh biết chớ thói thường biết đâu.
Nước mía khi đã cô thành đường trên chảo thì được đưa ra muỗng, để nguội. Đem muỗng đường về nhà đặt lên một cái “ui” để rút mật. Muốn cho mật ra sạch, đường trắng, người ta đổ một lớp bùn non lên mặt đường (có khi là thân chuối giã dập) để phần nước trong bùn hoặc chuối đẩy mật thoát ra khỏi khối đường.
Khi đã rút hết mật (khoảng 7 - 10 ngày) thì cho đường ra khỏi muỗng, đem phơi. Do quá trình “lấy mật”, đường trên mặt muỗng trắng hơn, người ta gọi là đường mặt hay đường bạch, phần đít muỗng còn chứa nhiều mật, gọi là đường đen hay đường đít.
Dulichgo
Đường muỗng vừa để ăn, vừa là nguyên liệu chính của một số nghề sản xuất đường kẹo đặc sản như đường phèn, đường phổi khá nổi tiếng ở Quảng Ngãi. Cũng trong quá trình chế biến đường muỗng, người thợ khéo tay đã làm ra nhiều phụ phẩm thơm ngon, trở thành món quà quê đầy ý vị như: Đường chài, đường tộ, khoai lang ngào đường, đường trải hạt mè… để “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội, nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi lên xuống ngựa xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ tộ đường non”.
Theo Lê Hồng Khánh (Quảng Ngãi online)
Du lịch, GO!
Nhớ đường muỗng
Reviewed by mp3aid
on
3:12 PM
Rating:
No comments: