Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần 2)
(Tiếp theo) - Có lẽ cũng đến lúc đói mềm sức cùng lực kiệt, khoảng 7h, trong rừng đã tối như hũ nút thì Sinh đi đầu bỗng reo lên sung sướng.
Bọn em thu dọn đồ đạc rồi khởi động một chút trước khi lên đường. Những bước chân đầu tiên của ngày hai trong chuyến đi là dò dẫm trong khối sương mù đậm đặc. Em nhìn lại đồng hồ đo độ cao: 1920m. Mặc dù hôm qua phải qua vài lần đi lên đi xuống suối nhưng ba anh em đã lên được khá cao trong một buổi chiều.
Lúc này tầm nhìn vẫn khá hạn chế, nhưng đã thấy rõ ràng các dấu hiệu của một con đường mòn nhưng ít có người lai vãng tới. Cỏ dại mọc lan tràn trên lối đi, có chỗ phải vạch thảo quả lấy đường.
Vẫn như hôm qua, bọn em cứ mải miết theo sau Sinh, mắt dán dưới chân để tìm dấu con đường mòn, thỉnh thoảng mới ngước nhìn lên, bởi cũng chẳng có gì ngoài cây rừng chìm ngập trong sương sớm. Chẳng mấy chốc thì tới một lán thảo quả bỏ hoang. Nói đúng hơn nó bị bỏ dở ngay trong quá trình xây dựng. Một vài thân cây cỡ trung bình bị chặt dở, tre trúc ngổn ngang, củi đuốc cháy dở nhem nhuốc, mái lán hoang tàn tiêu điều, chỉ có lò sấy thảo quả là còn nguyên vẹn. Ngay cạnh lán là con đường mòn xếp bằng bậc đá lớn dẫn thẳng lên trên.
Dulichgo
Con đường có bậc đá dẫn thẳng lên trên.
Sinh vẫn đi trước, hai anh em thận trọng bước lên bậc đá trơn trượt theo sau. Theo kế hoạch hôm qua, Sinh bắt đầu dẫn đoàn theo một sống núi hẹp để lên núi khỉ. Sống núi này chính là đỉnh của cái khe hẹp hôm qua mà đêm hôm không chụp được ảnh. Thực ra thì có vẻ như chẳng có con đường nào khác ngoài con đường cả hội đang đi, em đã luôn nhìn kỹ dưới chân để phát hiện bất cứ dấu hiệu ngã ba nào, nhưng suốt từ lúc hoàng hôn hôm trước tới nay con đường mòn là độc đạo.
Thỉnh thoảng em lại dừng lại và mở bản đồ địa hình load sẵn trên chiếc điện thoại chạy HĐH Android 4.0 để kiểm tra, thấy hướng mình đi dẫn tới đỉnh cao nhất của Ngũ Chỉ Sơn ở phía Đông Nam.
Cũng cần nói thêm rằng, dãy Ngũ Chỉ Sơn bao gồm năm khối núi chính chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nhưng những ngọn cao nhất (khoảng 2700m và 2800m) lại nằm ở những "ngón tay" phía ngoài (ngón cái và ngón út) chứ không phải ở giữa như ngón tay người thật. nếu cứ giữ hướng đi này, em phán đoán "núi khỉ" chính là ngọn núi cao nhất dãy.
Đường đi lên càng ngày càng khó khăn, gai góc. Sống núi càng lên cao càng hẹp dần, một bên là vách dựng đứng, một bên hun hút rừng già đậm đặc sương mù không thể vượt qua trong điều kiện thời tiết đó. Rồi tới một đỉnh bằng phẳng độ cao 2100m, trúc mọc lút đầu.
Không có bất cứ một dấu chấn người nào ở đây. Sinh đi trước phải chặt trúc mở đường, đi men theo miệng vực. Có lúc mấy anh em phải bước chênh vênh trên một thân cây cổ thụ đổ ngang mục nát. Bất chợt trước mặt là một miệng vực sâu hun hút không thấy đáy, mịt mờ sương, văng vẳng dưới khe vực tiếng suối lớn. Nhô lên phía trên làn sương mờ là những thân cây pơ mu cháy dở khẳng khiu.
Em thử ném một khúc cây xuống vực, không có tiếng "cạch" nhỏ của cú va chạm - đáy vực là quá sâu, không thể xuống từ đây được. Em mở định vị, cố gắng xác định phương hướng trên chiếc la bàn mang theo, nhưng gió gào và đập từng đợt mù đầy hơi nước vào mặt và vào thiết bị, cộng với việc không nhìn đâu ra một điểm cao khiến cho định hướng đường trở thành công việc quá khó khăn. Sinh bèn tìm đường khác đi vòng nhưng rốt cuộc ba anh em cứ đi loanh quanh trên đỉnh núi mà không tìm được đường đi tiếp, vì tầm nhìn bằng không và trúc mọc dày đặc.
Nản quá, chả nhẽ chuyến đi đến đây là kết thúc? Ba anh em kiếm chỗ khuất gió, rút thuốc ra hút rồi bàn bạc. Gió thổi lạnh buốt, đi thì nóng mà dừng lại như này lạnh thấu xương không chịu nổi. Em nhìn vào cái địa hình đồ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi quyết định: Phải quay lại!
Gió vẫn gào rú quật từng vốc mù vào mặt từ bốn phía, cái lạnh trên đỉnh núi dần thấm vào da thịt khiến Sinh mặc ít áo đứng run lập cập. Rõ ràng là không thể ở lại đây lâu, em bảo mọi người phải hủy chuyến đi lên núi khỉ, tìm lối cũ men khe núi xuống chỗ con đường mòn. Với phán đoán rằng nhất định phải có đường khác để men theo con suối gần đây, con suối vẫn đang rì rào văng vẳng bên tai.
Xác định đường xuống cũng khá khó khăn, mãi mới tìm được sống núi cũ để xuống đường mòn. Ba anh em vạch rừng lao xuống điên đảo như đá lăn dốc để bù lại khoảng thời gian đã mất, chả mấy chốc xuống chỗ lán thảo quả bỏ hoang.
Dulichgo
Gần tới chỗ lán hoang, theo kinh nghiệm, em bảo mọi người dừng lại, một lần nữa quan sát cái lán từ trên cao. Có khá nhiều dấu vết xung quanh lán, chỗ chặt cây, nơi đốt củi, chỗ đào đá, nhưng đi quanh tuyệt nhiên không thấy có dấu vết đường mòn. Rồi Sinh nhìn thấy một đường trống phía dưới - một khoảng không dài dài không thấy ngọn cây - có lẽ đường mòn đây rồi!
Cả ba cùng nhau vứt bỏ những thân cây rào chắn lối đi, một khoảng trống hở ra để lộ con đường mòn đi sâu hút xuống dưới. Không rõ người ta cố ý che giấu con đường hay vô tình trong lúc dựng lán đã rào lấp đi làm ba anh em không ai nhận ra dấu. Điều này khiến cả bọn trả giá bằng cả buổi sáng lạc trên núi khỉ, tất nhiên lạc mà chẳng bắt được con nào.
Miệng huýt sáo vang, em nhanh chóng đi vào con đường mới, khác hẳn với đường lên núi khỉ gió, đường mòn như giãn ra, rồi đưa ba anh em qua những khu lán thảo quả khác ở phía trước.
Lại nói, lúc dỡ được ít cành cây gãy đổ để lộ ra con đường mòn, bọn em đi một đoạn nữa rất là thuận lợi để tới một lán thảo quả khác, khá khang trang.
< Đây là cái ống nước bằng nhựa do chủ lán bắc ngay cửa.
Mái lán này được lợp hoàn chỉnh bằng gỗ và phủ lên một lớp bạt xanh chống mưa, lò sấy lớn và khô ráo, có cả phần mái thoáng thông gió. Bên ngoài một vòi nước bằng ống nhựa mềm dẫn nước sạch từ cái khe khá xa về ngay cửa lán, đang chảy tràn thành vũng lớn, tràn xuống cả nương thảo quả dưới khe. Lán được ốp gỗ, tất nhiên là gỗ pơ mu xẻ từ một cây lớn, và đặc biệt có cả một cái cửa có khóa treo lủng lẳng. Có lẽ là chỉ khóa khi sấy thảo quả, vì thế em xịch mở cửa dễ dàng.
Mà nếu có khóa đi nữa, người ta có thể trèo vào lán bằng lối nóc lò sấy thảo quả. Bên trong là những vật dụng thô ráp nhất, tối thiểu nhất của cuộc sống rừng rú: Một cái thớt bằng thân gỗ, mấy cái ghế "độc mộc", một con dao cùn, một cái thìa inox, nửa cái can nhựa dùng đựng nước, ít vải vóc cũ và củi đuốc khô ráo cháy dở, tất nhiên không thể thiếu cái điếu cày làm bằng thân tre, lõ điếu cũng bằng tre nốt, dựng ở góc nhà.
Cũng 12h trưa rồi, ba anh em bèn ngồi lại lán nhóm lửa nấu ăn trưa, quyết định sẽ ăn thật no để bù lại những nỗ lực buổi sáng nay đã bỏ ra vô ích trên đường lên hầu sơn. Một bếp củi nhóm bằng củi nứa khô ngay cạnh giàn sấy dùng để nấu thức ăn, một bếp nữa nấu nước trên chiếc bếp xăng chuyên dụng mang theo. Em có một cái bếp xăng với khả năng cháy 0,5l cho 3 bữa lẩu trong rừng, rất phù hợp và nhẹ cho những chuyến đi dài.
Chặt thêm mấy tay trúc làm đũa, lấy lá thảo quả làm thớt và mâm, cả ba chẳng ai bảo ai mỗi người một việc nấu nướng, toàn những ông ở nhà chẳng mó tay vào bếp núc bao giờ sao giờ chăm chỉ thế, chắc thấm câu "muốn ăn thì lăn vào bếp", ở đây chẳng ai làm cho ai được. Không mấy chốc đã có nồi lẩu sôi sùng sục ăn cùng mì tôm, rau rừng, nấm hương đủ vị, mỗi thằng lăm lăm một đôi đũa trúc với cái thìa trên tay, ăn tới đâu vớt tới đó.
Những tảng thịt lớn làm cả ba hồi phục sức lực, còn ly cafe hòa tan nóng hổi trên tay làm anh em nhanh chóng hồi phục tinh thần. Hai anh em vừa nhâm nhi cafe vừa sôi nổi bàn kế hoạch trong ngày. Chặng đường trước mắt còn xa vời vợi, mù mịt, đường đi còn phải qua con suối lớn trước khi tới được những vách đá ở lưng Ngũ Chỉ Sơn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nếu có trở lại nơi này, nhất định em sẽ chọn cái lán tuyệt vời này làm nơi nghỉ qua đêm trong ngày thứ nhất.
Sau bữa trưa, ba anh em lại phấn chấn lên đường. Lại điệp khúc lên đồi xuống suối, cả bọn đi sâu vào trong rừng già nguyên sinh.
Khoảng một giờ đi bộ nữa, em tới một ngã ba suối khác. Hai con thác nhỏ đổ từ hai phía dòng suối hòa làm một hợp thành con suối lớn đổ về Bình Lư cũng bắt đầu từ đây.
Đã đi qua nhiều con suối cheo leo, trong đó có những đoạn dùng thân cây làm cầu độc mộc không tay vịn để vượt suối, nhưng chưa lần nào em thấy nguy hiểm như lần này. Dưới kia là vực sâu hút mấy chục mét
Dulichgo
Chỗ đặt chân thì trơn bóng đá cuội, không chỗ bấu víu (nguy hiểm ở chỗ này). Sơ sẩy phát là rơi xuống vực. Không hiểu người Mông thồ thảo quả kiểu gì?
Cuối cùng thì cũng xuống được an toàn, em đánh dấu phát.
Nước suối lạnh ngắt như băng, khoảng 5 độ C, nhưng chả còn thời gian mà đùa nghịch, chúng em lại ngược dốc lên đồi.
Từ đây trở đi, rừng già hơn, ba thằng cắm mặt vào con đường mà đi lên dốc. Dốc quá chả còn hơi đâu mà chụp ảnh.
Với lại lúc này tách xa suối lần nữa nên cũng chẳng có view nữa. Chung quanh rừng già u tịch, bắt đầu có nhiều dấu chân thú hoang. Tuy nhiên điểm duy nhất có thể tường thuật lại là chỗ này có nhiều trái cây ăn được và đôi lúc thấy có hang dúi.
Chỗ này có cái rễ cây hay hay, em đánh dấu để người sau nhớ đường:
Trek liền 3 tiếng lên dốc nữa thì mới thấy địa hình bắt đầu thay đổi, lúc này 3 thằng lên được lưng một ngọn núi và đi ngang qua một vòm tre khá bằng phẳng có thể cắm trại ngủ đêm. Cũng khá muộn rồi nhưng quan sát trên bản đồ địa hình thấy trên hướng đi vẫn còn điểm bằng phẳng, em động viên mọi người đi tiếp, bảo phía trước có rừng mơ, chỗ cắm trại to lắm, nhưng hình như chưa ai nghĩ tới chuyện nghỉ vì đã lãng phí cả buổi sáng nay, thế là ba thằng lại cắm đầu đi tiếp.
Dulichgo
Lúc này địa hình chuyển sang khá hiểm hóc, hết xuống vực lại leo lên khe, nhưng nói chung là vẫn leo được. Qua ba cái khe sâu hút như vậy vẫn chẳng thấy chỗ cắm trại nào như lời em nói cả, mà chuyển sang vạch rừng trúc mà đi, rồi lại lần ngược theo một cái khe nước nhỏ trek ngược lên.
Trời thì sập tối rất nhanh, cả ba bắt đầu dùng đèn, nhưng hôm nay địa hình không dễ dàng như hôm qua, em bắt đầu hoang mang, cầm dao cố chặt một khoảng rừng trúc xuống xem có thể tạo ra một chỗ cỡ cái lều cho ba người được không, nhưng vô ích. Chỗ trúc chặt ra lót xuống không thấm vào đâu vì địa hình cứ dốc ngược lên, bao nhiêu trúc cũng không vừa. Gió núi trên độ cao này lại gào thét ghê rợn, chắc ngủ đây thì toi, cựa mình cái lăn lông lốc xuống vực mất, thôi đành đi tiếp đến đâu thì đến.
Chỗ này em lại không chụp ảnh được nữa!
Dulichgo
Lại một lần nữa ba thằng phải đối đầu với bóng đêm. Cuối ngày mệt rồi, không ai nói với ai câu nào nữa. Ba anh em cứ ngược khe đi trong đêm như vậy, lúc thì vật sang sườn núi bên này gió rít ào ào, lúc thì đi giữa khe vực kín gió êm ả, nghe cả tiếng nước khe róc rách và chân mình giẫm nước lép bép trong im lặng rợn người. Em liên tục theo dõi địa hình đồ và cao độ. 2200m rồi 2300m, 2350 rồi, 2400, sao lâu thế này! Càng ngày khe nước càng dẫn đoàn tách khỏi khu vực bằng phẳng mà em dự tính cắm trại lúc trước. Em bảo Sinh bỏ hết chai nước đã cạn sạch ra múc đầy hết lượt để lát nữa bỗng dưng tìm được chỗ cắm được cái lều thì đỡ phải leo xuống vì dốc quá.
Có lẽ cũng đến lúc đói mềm sức cùng lực kiệt, khoảng 7h, trong rừng đã tối như hũ nút. Em định bụng bỏ bánh ra chén rồi mới đi tiếp thì Sinh đi đầu bỗng reo lên sung sướng: Aaaaaaaaaaaaa, anh ơi! Em ngước nhìn lên: Ô hô, một khách sạn năm sao, không, đúng ra là một khách sạn năm ngàn sao trong hoàn cảnh tưởng như không chỗ qua đêm này.
Trong ánh đèn pin mù mờ hơi sương tối, một hốc đá to bằng cả tòa biệt thự sừng sững hiện ra, nó nằm ngay ven cái khe, cách chỉ chục sải chân, chìa ra cái mái tới dăm sáu mét. Bên dưới là ba phiến đá to như cái giường phẳng phiu, hai bên là hai khoảnh đất mọc dày trúc lùn. Em dụi mắt, đúng là trời chiều lòng người, chỗ này ngủ đêm không thể tốt hơn rồi. Đủ tất cả các tiêu chí cần có của chỗ ngủ đêm: Tránh gió, tránh thú dữ, phẳng, nhất là gần ngay nguồn nước sạch. Thế là ba thằng quăng ba-lô trên phiến đá bằng phẳng nhất, cầm dao phạt quang khu đất, chặt cành trúc làm thảm lót sàn rồi dựng lều, bật bếp nấu nước.
Ba phiến đá phẳng là vách chắn gió cho bếp xăng, đồng thời làm chỗ để ba-lô, đồ ăn. Xung quanh tối thui đen kịt, chỉ kiếm được ít củi, em bèn dùng bếp xăng nấu ăn cho nhanh trong lúc Sinh đánh vật với mớ củi ướt rượt. Cũng may em đã gom hết vỏ ni-lon của đồ ăn và túi tắm mang theo chứ không đốt đi, cộng với sợi dây cao su dự phòng và một ít xăng mồi, cuối cùng chỗ củi cũng chịu cháy trong gió núi giật đùng đùng. Ba anh em hong người cho khô, ăn mỳ tôm với đồ hộp và ít giò sót lại cùng với rau đóng gói, ít mộc nhĩ luộc hái được trên đường và gói nấm hương. Sau đó chui vào lều cafe, thò mỗi hai cái đầu ra rít thuốc.
Dulichgo
Gió vẫn gào thét xung quanh, nhưng ở trong lều dưới cái hốc đá giữa rừng này cùng hai đồng đội, em cảm thấy hoàn toàn yên tâm. Lá trúc dày cách mặt đất làm cho đáy lều được khô ráo. No nê rồi, Sinh xung phong mang đèn pin công suất lớn đi lấy thêm củi đủ để cháy cả đêm, rồi giấc ngủ êm ái đến rất nhanh sau một ngày mệt nhọc.
Sáng ra, em mới có dịp nhìn kỹ lại quang cảnh xung quanh chỗ dựng trại.
Còn tiếp
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần 1)
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần 2)
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần cuối)
Theo Sau_ruou (Diễn đàn Otofun)
Du lịch, GO!
Bọn em thu dọn đồ đạc rồi khởi động một chút trước khi lên đường. Những bước chân đầu tiên của ngày hai trong chuyến đi là dò dẫm trong khối sương mù đậm đặc. Em nhìn lại đồng hồ đo độ cao: 1920m. Mặc dù hôm qua phải qua vài lần đi lên đi xuống suối nhưng ba anh em đã lên được khá cao trong một buổi chiều.
Lúc này tầm nhìn vẫn khá hạn chế, nhưng đã thấy rõ ràng các dấu hiệu của một con đường mòn nhưng ít có người lai vãng tới. Cỏ dại mọc lan tràn trên lối đi, có chỗ phải vạch thảo quả lấy đường.
Vẫn như hôm qua, bọn em cứ mải miết theo sau Sinh, mắt dán dưới chân để tìm dấu con đường mòn, thỉnh thoảng mới ngước nhìn lên, bởi cũng chẳng có gì ngoài cây rừng chìm ngập trong sương sớm. Chẳng mấy chốc thì tới một lán thảo quả bỏ hoang. Nói đúng hơn nó bị bỏ dở ngay trong quá trình xây dựng. Một vài thân cây cỡ trung bình bị chặt dở, tre trúc ngổn ngang, củi đuốc cháy dở nhem nhuốc, mái lán hoang tàn tiêu điều, chỉ có lò sấy thảo quả là còn nguyên vẹn. Ngay cạnh lán là con đường mòn xếp bằng bậc đá lớn dẫn thẳng lên trên.
Dulichgo
Con đường có bậc đá dẫn thẳng lên trên.
Sinh vẫn đi trước, hai anh em thận trọng bước lên bậc đá trơn trượt theo sau. Theo kế hoạch hôm qua, Sinh bắt đầu dẫn đoàn theo một sống núi hẹp để lên núi khỉ. Sống núi này chính là đỉnh của cái khe hẹp hôm qua mà đêm hôm không chụp được ảnh. Thực ra thì có vẻ như chẳng có con đường nào khác ngoài con đường cả hội đang đi, em đã luôn nhìn kỹ dưới chân để phát hiện bất cứ dấu hiệu ngã ba nào, nhưng suốt từ lúc hoàng hôn hôm trước tới nay con đường mòn là độc đạo.
Thỉnh thoảng em lại dừng lại và mở bản đồ địa hình load sẵn trên chiếc điện thoại chạy HĐH Android 4.0 để kiểm tra, thấy hướng mình đi dẫn tới đỉnh cao nhất của Ngũ Chỉ Sơn ở phía Đông Nam.
Cũng cần nói thêm rằng, dãy Ngũ Chỉ Sơn bao gồm năm khối núi chính chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nhưng những ngọn cao nhất (khoảng 2700m và 2800m) lại nằm ở những "ngón tay" phía ngoài (ngón cái và ngón út) chứ không phải ở giữa như ngón tay người thật. nếu cứ giữ hướng đi này, em phán đoán "núi khỉ" chính là ngọn núi cao nhất dãy.
Đường đi lên càng ngày càng khó khăn, gai góc. Sống núi càng lên cao càng hẹp dần, một bên là vách dựng đứng, một bên hun hút rừng già đậm đặc sương mù không thể vượt qua trong điều kiện thời tiết đó. Rồi tới một đỉnh bằng phẳng độ cao 2100m, trúc mọc lút đầu.
Không có bất cứ một dấu chấn người nào ở đây. Sinh đi trước phải chặt trúc mở đường, đi men theo miệng vực. Có lúc mấy anh em phải bước chênh vênh trên một thân cây cổ thụ đổ ngang mục nát. Bất chợt trước mặt là một miệng vực sâu hun hút không thấy đáy, mịt mờ sương, văng vẳng dưới khe vực tiếng suối lớn. Nhô lên phía trên làn sương mờ là những thân cây pơ mu cháy dở khẳng khiu.
Em thử ném một khúc cây xuống vực, không có tiếng "cạch" nhỏ của cú va chạm - đáy vực là quá sâu, không thể xuống từ đây được. Em mở định vị, cố gắng xác định phương hướng trên chiếc la bàn mang theo, nhưng gió gào và đập từng đợt mù đầy hơi nước vào mặt và vào thiết bị, cộng với việc không nhìn đâu ra một điểm cao khiến cho định hướng đường trở thành công việc quá khó khăn. Sinh bèn tìm đường khác đi vòng nhưng rốt cuộc ba anh em cứ đi loanh quanh trên đỉnh núi mà không tìm được đường đi tiếp, vì tầm nhìn bằng không và trúc mọc dày đặc.
Nản quá, chả nhẽ chuyến đi đến đây là kết thúc? Ba anh em kiếm chỗ khuất gió, rút thuốc ra hút rồi bàn bạc. Gió thổi lạnh buốt, đi thì nóng mà dừng lại như này lạnh thấu xương không chịu nổi. Em nhìn vào cái địa hình đồ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi quyết định: Phải quay lại!
Gió vẫn gào rú quật từng vốc mù vào mặt từ bốn phía, cái lạnh trên đỉnh núi dần thấm vào da thịt khiến Sinh mặc ít áo đứng run lập cập. Rõ ràng là không thể ở lại đây lâu, em bảo mọi người phải hủy chuyến đi lên núi khỉ, tìm lối cũ men khe núi xuống chỗ con đường mòn. Với phán đoán rằng nhất định phải có đường khác để men theo con suối gần đây, con suối vẫn đang rì rào văng vẳng bên tai.
Xác định đường xuống cũng khá khó khăn, mãi mới tìm được sống núi cũ để xuống đường mòn. Ba anh em vạch rừng lao xuống điên đảo như đá lăn dốc để bù lại khoảng thời gian đã mất, chả mấy chốc xuống chỗ lán thảo quả bỏ hoang.
Dulichgo
Gần tới chỗ lán hoang, theo kinh nghiệm, em bảo mọi người dừng lại, một lần nữa quan sát cái lán từ trên cao. Có khá nhiều dấu vết xung quanh lán, chỗ chặt cây, nơi đốt củi, chỗ đào đá, nhưng đi quanh tuyệt nhiên không thấy có dấu vết đường mòn. Rồi Sinh nhìn thấy một đường trống phía dưới - một khoảng không dài dài không thấy ngọn cây - có lẽ đường mòn đây rồi!
Cả ba cùng nhau vứt bỏ những thân cây rào chắn lối đi, một khoảng trống hở ra để lộ con đường mòn đi sâu hút xuống dưới. Không rõ người ta cố ý che giấu con đường hay vô tình trong lúc dựng lán đã rào lấp đi làm ba anh em không ai nhận ra dấu. Điều này khiến cả bọn trả giá bằng cả buổi sáng lạc trên núi khỉ, tất nhiên lạc mà chẳng bắt được con nào.
Miệng huýt sáo vang, em nhanh chóng đi vào con đường mới, khác hẳn với đường lên núi khỉ gió, đường mòn như giãn ra, rồi đưa ba anh em qua những khu lán thảo quả khác ở phía trước.
Lại nói, lúc dỡ được ít cành cây gãy đổ để lộ ra con đường mòn, bọn em đi một đoạn nữa rất là thuận lợi để tới một lán thảo quả khác, khá khang trang.
< Đây là cái ống nước bằng nhựa do chủ lán bắc ngay cửa.
Mái lán này được lợp hoàn chỉnh bằng gỗ và phủ lên một lớp bạt xanh chống mưa, lò sấy lớn và khô ráo, có cả phần mái thoáng thông gió. Bên ngoài một vòi nước bằng ống nhựa mềm dẫn nước sạch từ cái khe khá xa về ngay cửa lán, đang chảy tràn thành vũng lớn, tràn xuống cả nương thảo quả dưới khe. Lán được ốp gỗ, tất nhiên là gỗ pơ mu xẻ từ một cây lớn, và đặc biệt có cả một cái cửa có khóa treo lủng lẳng. Có lẽ là chỉ khóa khi sấy thảo quả, vì thế em xịch mở cửa dễ dàng.
Mà nếu có khóa đi nữa, người ta có thể trèo vào lán bằng lối nóc lò sấy thảo quả. Bên trong là những vật dụng thô ráp nhất, tối thiểu nhất của cuộc sống rừng rú: Một cái thớt bằng thân gỗ, mấy cái ghế "độc mộc", một con dao cùn, một cái thìa inox, nửa cái can nhựa dùng đựng nước, ít vải vóc cũ và củi đuốc khô ráo cháy dở, tất nhiên không thể thiếu cái điếu cày làm bằng thân tre, lõ điếu cũng bằng tre nốt, dựng ở góc nhà.
Cũng 12h trưa rồi, ba anh em bèn ngồi lại lán nhóm lửa nấu ăn trưa, quyết định sẽ ăn thật no để bù lại những nỗ lực buổi sáng nay đã bỏ ra vô ích trên đường lên hầu sơn. Một bếp củi nhóm bằng củi nứa khô ngay cạnh giàn sấy dùng để nấu thức ăn, một bếp nữa nấu nước trên chiếc bếp xăng chuyên dụng mang theo. Em có một cái bếp xăng với khả năng cháy 0,5l cho 3 bữa lẩu trong rừng, rất phù hợp và nhẹ cho những chuyến đi dài.
Chặt thêm mấy tay trúc làm đũa, lấy lá thảo quả làm thớt và mâm, cả ba chẳng ai bảo ai mỗi người một việc nấu nướng, toàn những ông ở nhà chẳng mó tay vào bếp núc bao giờ sao giờ chăm chỉ thế, chắc thấm câu "muốn ăn thì lăn vào bếp", ở đây chẳng ai làm cho ai được. Không mấy chốc đã có nồi lẩu sôi sùng sục ăn cùng mì tôm, rau rừng, nấm hương đủ vị, mỗi thằng lăm lăm một đôi đũa trúc với cái thìa trên tay, ăn tới đâu vớt tới đó.
Những tảng thịt lớn làm cả ba hồi phục sức lực, còn ly cafe hòa tan nóng hổi trên tay làm anh em nhanh chóng hồi phục tinh thần. Hai anh em vừa nhâm nhi cafe vừa sôi nổi bàn kế hoạch trong ngày. Chặng đường trước mắt còn xa vời vợi, mù mịt, đường đi còn phải qua con suối lớn trước khi tới được những vách đá ở lưng Ngũ Chỉ Sơn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nếu có trở lại nơi này, nhất định em sẽ chọn cái lán tuyệt vời này làm nơi nghỉ qua đêm trong ngày thứ nhất.
Sau bữa trưa, ba anh em lại phấn chấn lên đường. Lại điệp khúc lên đồi xuống suối, cả bọn đi sâu vào trong rừng già nguyên sinh.
Khoảng một giờ đi bộ nữa, em tới một ngã ba suối khác. Hai con thác nhỏ đổ từ hai phía dòng suối hòa làm một hợp thành con suối lớn đổ về Bình Lư cũng bắt đầu từ đây.
Đã đi qua nhiều con suối cheo leo, trong đó có những đoạn dùng thân cây làm cầu độc mộc không tay vịn để vượt suối, nhưng chưa lần nào em thấy nguy hiểm như lần này. Dưới kia là vực sâu hút mấy chục mét
Dulichgo
Chỗ đặt chân thì trơn bóng đá cuội, không chỗ bấu víu (nguy hiểm ở chỗ này). Sơ sẩy phát là rơi xuống vực. Không hiểu người Mông thồ thảo quả kiểu gì?
Cuối cùng thì cũng xuống được an toàn, em đánh dấu phát.
Nước suối lạnh ngắt như băng, khoảng 5 độ C, nhưng chả còn thời gian mà đùa nghịch, chúng em lại ngược dốc lên đồi.
Từ đây trở đi, rừng già hơn, ba thằng cắm mặt vào con đường mà đi lên dốc. Dốc quá chả còn hơi đâu mà chụp ảnh.
Với lại lúc này tách xa suối lần nữa nên cũng chẳng có view nữa. Chung quanh rừng già u tịch, bắt đầu có nhiều dấu chân thú hoang. Tuy nhiên điểm duy nhất có thể tường thuật lại là chỗ này có nhiều trái cây ăn được và đôi lúc thấy có hang dúi.
Chỗ này có cái rễ cây hay hay, em đánh dấu để người sau nhớ đường:
Trek liền 3 tiếng lên dốc nữa thì mới thấy địa hình bắt đầu thay đổi, lúc này 3 thằng lên được lưng một ngọn núi và đi ngang qua một vòm tre khá bằng phẳng có thể cắm trại ngủ đêm. Cũng khá muộn rồi nhưng quan sát trên bản đồ địa hình thấy trên hướng đi vẫn còn điểm bằng phẳng, em động viên mọi người đi tiếp, bảo phía trước có rừng mơ, chỗ cắm trại to lắm, nhưng hình như chưa ai nghĩ tới chuyện nghỉ vì đã lãng phí cả buổi sáng nay, thế là ba thằng lại cắm đầu đi tiếp.
Dulichgo
Lúc này địa hình chuyển sang khá hiểm hóc, hết xuống vực lại leo lên khe, nhưng nói chung là vẫn leo được. Qua ba cái khe sâu hút như vậy vẫn chẳng thấy chỗ cắm trại nào như lời em nói cả, mà chuyển sang vạch rừng trúc mà đi, rồi lại lần ngược theo một cái khe nước nhỏ trek ngược lên.
Trời thì sập tối rất nhanh, cả ba bắt đầu dùng đèn, nhưng hôm nay địa hình không dễ dàng như hôm qua, em bắt đầu hoang mang, cầm dao cố chặt một khoảng rừng trúc xuống xem có thể tạo ra một chỗ cỡ cái lều cho ba người được không, nhưng vô ích. Chỗ trúc chặt ra lót xuống không thấm vào đâu vì địa hình cứ dốc ngược lên, bao nhiêu trúc cũng không vừa. Gió núi trên độ cao này lại gào thét ghê rợn, chắc ngủ đây thì toi, cựa mình cái lăn lông lốc xuống vực mất, thôi đành đi tiếp đến đâu thì đến.
Chỗ này em lại không chụp ảnh được nữa!
Dulichgo
Lại một lần nữa ba thằng phải đối đầu với bóng đêm. Cuối ngày mệt rồi, không ai nói với ai câu nào nữa. Ba anh em cứ ngược khe đi trong đêm như vậy, lúc thì vật sang sườn núi bên này gió rít ào ào, lúc thì đi giữa khe vực kín gió êm ả, nghe cả tiếng nước khe róc rách và chân mình giẫm nước lép bép trong im lặng rợn người. Em liên tục theo dõi địa hình đồ và cao độ. 2200m rồi 2300m, 2350 rồi, 2400, sao lâu thế này! Càng ngày khe nước càng dẫn đoàn tách khỏi khu vực bằng phẳng mà em dự tính cắm trại lúc trước. Em bảo Sinh bỏ hết chai nước đã cạn sạch ra múc đầy hết lượt để lát nữa bỗng dưng tìm được chỗ cắm được cái lều thì đỡ phải leo xuống vì dốc quá.
Có lẽ cũng đến lúc đói mềm sức cùng lực kiệt, khoảng 7h, trong rừng đã tối như hũ nút. Em định bụng bỏ bánh ra chén rồi mới đi tiếp thì Sinh đi đầu bỗng reo lên sung sướng: Aaaaaaaaaaaaa, anh ơi! Em ngước nhìn lên: Ô hô, một khách sạn năm sao, không, đúng ra là một khách sạn năm ngàn sao trong hoàn cảnh tưởng như không chỗ qua đêm này.
Trong ánh đèn pin mù mờ hơi sương tối, một hốc đá to bằng cả tòa biệt thự sừng sững hiện ra, nó nằm ngay ven cái khe, cách chỉ chục sải chân, chìa ra cái mái tới dăm sáu mét. Bên dưới là ba phiến đá to như cái giường phẳng phiu, hai bên là hai khoảnh đất mọc dày trúc lùn. Em dụi mắt, đúng là trời chiều lòng người, chỗ này ngủ đêm không thể tốt hơn rồi. Đủ tất cả các tiêu chí cần có của chỗ ngủ đêm: Tránh gió, tránh thú dữ, phẳng, nhất là gần ngay nguồn nước sạch. Thế là ba thằng quăng ba-lô trên phiến đá bằng phẳng nhất, cầm dao phạt quang khu đất, chặt cành trúc làm thảm lót sàn rồi dựng lều, bật bếp nấu nước.
Ba phiến đá phẳng là vách chắn gió cho bếp xăng, đồng thời làm chỗ để ba-lô, đồ ăn. Xung quanh tối thui đen kịt, chỉ kiếm được ít củi, em bèn dùng bếp xăng nấu ăn cho nhanh trong lúc Sinh đánh vật với mớ củi ướt rượt. Cũng may em đã gom hết vỏ ni-lon của đồ ăn và túi tắm mang theo chứ không đốt đi, cộng với sợi dây cao su dự phòng và một ít xăng mồi, cuối cùng chỗ củi cũng chịu cháy trong gió núi giật đùng đùng. Ba anh em hong người cho khô, ăn mỳ tôm với đồ hộp và ít giò sót lại cùng với rau đóng gói, ít mộc nhĩ luộc hái được trên đường và gói nấm hương. Sau đó chui vào lều cafe, thò mỗi hai cái đầu ra rít thuốc.
Dulichgo
Gió vẫn gào thét xung quanh, nhưng ở trong lều dưới cái hốc đá giữa rừng này cùng hai đồng đội, em cảm thấy hoàn toàn yên tâm. Lá trúc dày cách mặt đất làm cho đáy lều được khô ráo. No nê rồi, Sinh xung phong mang đèn pin công suất lớn đi lấy thêm củi đủ để cháy cả đêm, rồi giấc ngủ êm ái đến rất nhanh sau một ngày mệt nhọc.
Sáng ra, em mới có dịp nhìn kỹ lại quang cảnh xung quanh chỗ dựng trại.
Còn tiếp
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần 1)
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần 2)
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần cuối)
Theo Sau_ruou (Diễn đàn Otofun)
Du lịch, GO!
Lên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Phần 2)
Reviewed by mp3aid
on
3:32 PM
Rating:
No comments: