Về Hạ Hòa thưởng thức món măng riềng
(PTO) - Riềng là loại cây gia vị khá quen thuộc để chế biến một số món ăn. Loài cây này mọc thành từng bụi trên rừng hoặc được người dân trong vườn nhà. Thường khi lấy riềng làm gia vị tẩm ướp, người ta thường dùng củ của nó giã nhỏ rồi trộn vào món ăn cho dậy mùi. Vì thế, nếu không ngược đường lên Hạ Hòa, khó lòng có thể hình dung rằng những búp măng riềng non có thể chế thành món ăn đậm đà khó quên.
Riềng mọc mầm quanh năm, kể cả mọc tự nhiên trên rừng già hay được trồng trong vườn nhà thì măng riềng vẫn nhú lên đều đặn. Để có món ăn chế từ măng riềng, người dân Hạ Hòa lặn lội lên rừng già, lách những cây riềng đã già để hái lấy những búp măng riềng non mỡ màng.
Theo kinh nghiệm của người dân Hạ Hòa thì măng riềng ngon phải là những búp măng còn non, chưa mọc thành lá, đầu nhọn hoắt, màu phơn phớt hồng. Mỗi ngọn măng riềng thường cao từ 20-25cm. Nếu để măng mọc thành lá, thân măng chuyển thành màu xanh thì phần lõi bên trong sẽ già, xơ cứng. Khi gặp măng riềng, không cần dùng cuốc hay dao, người ta chỉ cần cầm thân cây măng giật mạnh là măng bật gốc.
Khi hái măng riềng về, người dân Hạ Hòa dùng tay bóc tách vỏ bọc bên ngoài để lấy phần đọt non bên trong. Bóc măng riềng phải thật khéo léo để lựa lấy cả phần lõi và phần vỏ non của cây măng. Lõi măng sau khi bóc có màu trắng hồng, có khi lẫn cả phần lá non có màu xanh lơ còn đang cuộn tròn. Khi chế biến, người ta dùng tay bẻ đôi, bẻ ba lõi măng để dễ thưởng thức.
Dulichgo
Măng riềng là gia vị “khoái khẩu” với món cá kho. Nếu cá kho là món ăn quen thuộc thì cá kho măng riềng lại là món mà ít vùng có được. Muốn chế biến món ăn này, người ta dùng cá mổ sạch, thêm vài quả trám rừng và kẹo đắng cùng với măng riềng để kho lẫn. Kho chừng hai giờ đồng hồ, cá sẽ nhừ, măng riềng chuyển sang màu nâu nhạt, quắt lại, khi đó có thể mang ra thưởng thức. Nhờ có măng riềng, nồi cá kho trở nên thơm lạ lùng và đậm đà dư vị. Có vị thơm của cá, vị bùi của trám rừng và lạ miệng bởi mùi vị của măng riềng. Không quá cay như phần củ, măng riềng khi ăn có độ dai giòn, vị ngọt nhẹ, vị thơm cay nhè nhè. Vì thế, khi thưởng thức món ăn này, đôi khi thực khách lại ăn cho kì hết măng riềng rồi mới ăn cá vì măng riềng vừa lạ lại vừa thơm ngon.
Măng riềng còn được người dân Hạ Hòa chế thành món măng riềng xào thịt lợn hay thịt trâu. Thịt thái mỏng tạo độ cong khi chín, măng riềng bẻ dài chừng ngón tay trỏ, chờ thịt xào gần chín rồi mới cho măng riềng vào xào lẫn. Xào chừng mươi phút có thể mang ra thưởng thức. Măng riềng xào thịt lợn có độ giòn lật sật khó tả, vị cay thanh nhẹ, tạo sự đậm đà cho thịt.
Dulichgo
Ngoài ra, người dân miền trung du Hạ Hòa còn dùng măng riềng để kết hợp với các loại gia vị khác trên rừng hay trong vườn nhà để chế món lam cá suối. Món ăn này dậy mùi, lạ miệng nhờ những búp măng riềng nõn nà.
Măng riềng Hạ Hòa dù thưởng thức một lần mà nhớ mãi không quên bởi cái dư vị vừa quen lại vừa lạ của nó. Thưởng thức rồi lại muốn thử lại vị giác một lần nữa.
Theo Nguyễn Thế Lượng (Báo Phú Thọ)
Du lịch, GO!
Riềng mọc mầm quanh năm, kể cả mọc tự nhiên trên rừng già hay được trồng trong vườn nhà thì măng riềng vẫn nhú lên đều đặn. Để có món ăn chế từ măng riềng, người dân Hạ Hòa lặn lội lên rừng già, lách những cây riềng đã già để hái lấy những búp măng riềng non mỡ màng.
Theo kinh nghiệm của người dân Hạ Hòa thì măng riềng ngon phải là những búp măng còn non, chưa mọc thành lá, đầu nhọn hoắt, màu phơn phớt hồng. Mỗi ngọn măng riềng thường cao từ 20-25cm. Nếu để măng mọc thành lá, thân măng chuyển thành màu xanh thì phần lõi bên trong sẽ già, xơ cứng. Khi gặp măng riềng, không cần dùng cuốc hay dao, người ta chỉ cần cầm thân cây măng giật mạnh là măng bật gốc.
Khi hái măng riềng về, người dân Hạ Hòa dùng tay bóc tách vỏ bọc bên ngoài để lấy phần đọt non bên trong. Bóc măng riềng phải thật khéo léo để lựa lấy cả phần lõi và phần vỏ non của cây măng. Lõi măng sau khi bóc có màu trắng hồng, có khi lẫn cả phần lá non có màu xanh lơ còn đang cuộn tròn. Khi chế biến, người ta dùng tay bẻ đôi, bẻ ba lõi măng để dễ thưởng thức.
Dulichgo
Măng riềng là gia vị “khoái khẩu” với món cá kho. Nếu cá kho là món ăn quen thuộc thì cá kho măng riềng lại là món mà ít vùng có được. Muốn chế biến món ăn này, người ta dùng cá mổ sạch, thêm vài quả trám rừng và kẹo đắng cùng với măng riềng để kho lẫn. Kho chừng hai giờ đồng hồ, cá sẽ nhừ, măng riềng chuyển sang màu nâu nhạt, quắt lại, khi đó có thể mang ra thưởng thức. Nhờ có măng riềng, nồi cá kho trở nên thơm lạ lùng và đậm đà dư vị. Có vị thơm của cá, vị bùi của trám rừng và lạ miệng bởi mùi vị của măng riềng. Không quá cay như phần củ, măng riềng khi ăn có độ dai giòn, vị ngọt nhẹ, vị thơm cay nhè nhè. Vì thế, khi thưởng thức món ăn này, đôi khi thực khách lại ăn cho kì hết măng riềng rồi mới ăn cá vì măng riềng vừa lạ lại vừa thơm ngon.
Măng riềng còn được người dân Hạ Hòa chế thành món măng riềng xào thịt lợn hay thịt trâu. Thịt thái mỏng tạo độ cong khi chín, măng riềng bẻ dài chừng ngón tay trỏ, chờ thịt xào gần chín rồi mới cho măng riềng vào xào lẫn. Xào chừng mươi phút có thể mang ra thưởng thức. Măng riềng xào thịt lợn có độ giòn lật sật khó tả, vị cay thanh nhẹ, tạo sự đậm đà cho thịt.
Dulichgo
Ngoài ra, người dân miền trung du Hạ Hòa còn dùng măng riềng để kết hợp với các loại gia vị khác trên rừng hay trong vườn nhà để chế món lam cá suối. Món ăn này dậy mùi, lạ miệng nhờ những búp măng riềng nõn nà.
Măng riềng Hạ Hòa dù thưởng thức một lần mà nhớ mãi không quên bởi cái dư vị vừa quen lại vừa lạ của nó. Thưởng thức rồi lại muốn thử lại vị giác một lần nữa.
Theo Nguyễn Thế Lượng (Báo Phú Thọ)
Du lịch, GO!
Về Hạ Hòa thưởng thức món măng riềng
Reviewed by mp3aid
on
3:01 PM
Rating:
No comments: